Phương Oanh khẳng định: Được a Bình cưới hỏi đàng hoàng, có giấy đăng kí kết hôn, đừng ai gọi là “tiể:;u tam” nữa!

Nghị định 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch, tại Điều 26 quy định: Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi đăng ký.

Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tại Điều 5 quy định: UBND xã/phường/thị trấn có trách nhiệm tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho đôi nam nữ đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, thể hiện sự thừa nhận kết hôn hợp pháp của Nhà nước và pháp luật.

Không chỉ Phương Oanh và Shark Bình, các cặp đôi từ nhiêu nơi trên cả nước cũng được tổ chức lễ trao giấy chứng nhận kết hôn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Việc Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho các đôi nam nữ khi đăng ký kết hôn có ý nghĩa thể hiện sự thừa nhận của Nhà nước về hôn nhân hợp pháp, sự quan tâm của chính quyền đối với các cặp vợ chồng trên con đường xây dựng hạnh phúc lứa đôi.

Thông qua lễ trao giấy chứng nhận kết hôn, Nhà nước cũng có cơ hội tuyên truyền, giải thích, vận động các cặp vợ chồng về trách nhiệm trong xây dựng gia đình hạnh phúc, chấp hành các chính sách pháp luật, chính sách dân số…

Không chỉ Hà Nam, nhiều địa phương khác như Bạc Liêu, Ninh Bình, Lạng Sơn, Cà Mau, các quận tại TPHCM… cũng có mô hình tổ chức lễ trao giấy chứng nhận kết hôn với phần phông trang trí trang trọng từ nhiều năm nay. Đây được coi là mô hình thiết thực, ý nghĩa, nguồn động viên để các cặp đôi sống hạnh phúc với cuộc hôn nhân của mình.

Đối với phường Liêm Chính (Hà Nam) địa phương tổ chức lễ trao giấy chứng nhận kết hôn từ năm 2019.

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông Nguyễn Thành Điệp – Chủ tịch UBND phường Liêm Chính cho biết: “Buổi lễ được thực hiện một cách trang trọng cho tất cả các cặp đôi mới cưới tại phường Liêm Chính. Phương Oanh và Shark Bình không phải trường hợp ngoại lệ, không được đối xử đặc biệt khi được thực hiện buổi lễ